Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

DROPSHIP - DROPSHIPPING là gì?

DROPSHIP - DROPSHIPPING là gì?

Hiện nay đã và đang có rất nhiều người trong nước và trên thế giới làm DROPSHIPPING nhưng bản thân họ nhiều khi cũng không biết rằng mình làm DROPSHIP - DROPSHIPPING.
DROPSHIPPING là một thuật ngữ tiếng Anh, dịch một cách đơn giản thì chỉ là " bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển " - Quá đơn giản phải không??!!! Trong DROPSHIPPING cũng tồn tại nhiều hình thức như:
  • Hình thức mạng lưới thủ công truyền thống không phân cấp.
  • Kinh Doanh Đa Cấp.
  • Hình thức mạng lưới internet online kiểu mới.
DROPSHIPPING là gì?
Để dễ hiểu hơn mình sẽ lấy một ví dụ thế này: Chú của bạn có một cơ sở sản xuất đồ may mặc ( quần áo ) và bạn muốn kinh doanh DROPSHIPPING với mặt hàng này.

  • Thứ nhất: Bạn liên hệ với chú của bạn để biết về chất lượng, giá thành sản phẩm, phương pháp giao hàng và hoa hồng được hưởng khi bạn bán được sản phẩm.
  • Thứ hai: Bạn liên hệ với những người, những cơ sở ( cửa hàng ) kinh doanh về mặt hàng đó để giới thiệu những sản phẩm mà bạn có. Nếu bạn kinh doanh theo hình thức internet online kiểu mới bạn sẽ phải xây dựng một site bán hàng trên mạng, đăng tải các thông tin ( hình ảnh, kích cỡ, mầu sắc, giá cả...) và quảng cáo đến cộng đồng trên internet.
  • Thứ ba: Khi có đơn đặt hàng, bạn chuyển các thông tin đặt hàng cho chú của bạn. Chú của bạn sẽ chịu trách nhiệm chuyển sản phẩm đến cho khách hàng - Bạn không phải làm gì cả!!
  • Thứ tư: Cuối tháng tổng kết doanh số và nhận tiền hoa hồng, tiền lời mà bạn được hưởng theo thỏa thuận!
Như vậy bạn đã làm công việc của một DROPSHIPPING rồi đó !!!
DROPSHIPPING là gì

Dropshipping là mt phương thức bán lẻ trong đó người bán không lưu trữ hàng hoá trong kho. Thay vào đó, khi người bán bán được một sản phm, nó s mua lại từ một bên thứ ba và hàng hoá được chuyển trực tiếp tới tay khách hàng. Như vy, người bán không cần phải nhìn thy hay tự tay xử lý hàng hoá mà họ bán.
Sự khác biệt lớn nhất giữa Dropshipping và mô hình bán lẻ thông thường là ở chỗ ngưi bán không lưu trữ hay sở hữu kho hàng. Thay vào đó, ngưi bán mua lại từ bên thứ ba khi có đơn hàng – thường là từ bên bán buôn hoặc nhà sản xuất.

Mô hình này có một số ưu và khuyết điểm như sau:

Ưu điểm

Tốn ít vốn đầu tư – Đây có lẽ là ưu điểm lớn nhất của Dropshipping. Bạn có thể mở một cửa hàng bán đồ trực tuyến mà không cần phải bỏ vốn đầu tư hàng ngàn dollar để mua hàng tích trữ. Thông thường, các nhà bán lẻ phải mua dự trữ một lượng hàng hoá lớn.
Với mô hình dropshipping, bạn chỉ phải mua hàng một khi đã có người mua và đã nhận được tiền thanh toán. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể xây dựng một mô hình kinh doanh thành công với rất ít tiền đầu tư ban đầu.
Dễ dàng khởi động – Việc vận hành một doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn không cần phải làm việc trực tiếp với các sản phẩm. Với dropshipping, bạn không cần phải lo lắng về:

  • Quản lý hay trả phí thuê kho hàng
  • Đóng gói và vận chuyển đơn hàng
  • Theo dõi hàng tồn về khía cạnh kế toán
  • Xử lý hàng trả lại
  • Liên tục phải đặt hàng và quản lý lượng tồn kho

Chi phí hoạt động thấp – Vì bạn không cần phải lo về việc mua hàng dự trữ hay quản lý kho hàng, nên chi phí hoạt động của bạn sẽ khá thấp. Thực tế, nhiều doanh nghiệp dropshipping thành công được điều hành từ văn phòng tại gia với một chiếc laptop và chi phí dưới 100$/tháng. Khi công việc tiến triển hơn, những chi phí này sẽ tăng theo nhưng vẫn ở mức thấp so với những doanh nghiệp truyền thống.
Địa điểm linh hoạt – Một doanh nghiệp dropshipping có thể được vận hành ở bất cứ đâu, miễn là có kết nối Internet. Chỉ cần bạn có thể liên lạc được với nhà cung cấp và khách hàng một cách dễ dàng là bạn đã có thể điều hành và quản lý việc kinh doanh của mình.
Lựa chọn sản phẩm phong phú – Bởi vì bạn không cần mua hàng trước nên bạn có thể rao bán nhiều sản phẩm tới khách hàng tiềm năng. Miễn là nhà cung cấp có mặt hàng đó là bạn có thể thêm vào trong website của mình mà chẳng tốn thêm chút phí nào cả.
Dễ co giãn - Với một doanh nghiệp truyền thống, nếu bạn nhận được nhiều đơn hàng hơn, giả dụ 3 lần, thì lượng công việc mà doanh nghiệp của bạn cần làm cũng nhiều hơn 3 lần. Nhưng với dropshipping, bạn có thể mượn sức của các nhà cung cấp, bởi phần lớn công việc về xử lý hàng hoá sẽ được các nhà cung cấp lo liệu, cho nên bạn có thể mở rộng quy mô với số lượng việc cần làm thêm ít hơn. Tất nhiên nhiều đơn hàng hơn cũng đồng nghĩa nhiều việc hơn – nhất là liên quan tới chăm sóc khách hàng – nhưng doanh nghiệp dropshipping vẫn có thể co dãn linh hoạt hơn nhiều so với doanh nghiệp thương mại điện tử truyền thống.
Với những ưu điểm này, dropshipping là một mô hình rất hấp dẫn với cả những doanh nghiệp mới và đã có tên tuổi. Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt của nó. Tất cả những ưu điểm này cũng có cái giá của nó.

Nhược điểm

Lợi nhuận thấp – Lãi ít là nhược điểm lớn nhất khi vận hành một doanh nghiệp dropshipping. Lý do rất dễ hiểu – vì chi phí hoạt động thấp – nên rất nhiều thương nhân có thể xây dựng website bán hàng và đặt giá ở mức thấp nhất có thể để mong bán được hàng. Họ phải đầu tư rất ít nên có thể chịu được tình hình lãi rất ít.
Mặc dù thường những người bán này có website rất nghèo nàn và dịch vụ chăm sóc khách hàng tồi tàn, nhưng khách hàng vẫn sẽ so sánh giá cả của họ với bạn. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần chọn một “niche” (thị trường ngách) sao cho phù hợp với mô hình dropshipping.
Nhưng nhược điểm này không đáng lo ngại vì nếu kinh doanh ở nước ngoài thì lơi nhuận mỗi sản phẩm quy đổi ra tiền Việt Nam thì đủ để sống :))
Vấn đề hàng tồn kho – Nếu bạn tự sở hữu kho hàng của riêng mình, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được các mặt hàng nào còn hay hết. Nhưng khi bạn phụ thuộc vào các bên khác, sẽ rất khó để nắm bắt vì số lượng hàng tồn sẽ thay đổi từng ngày. Có nhiều phương pháp để đồng bộ và thống nhất về số hàng tồn với các nhà cung cấp, nhuwnng hầu như không có biện pháp nào phù hợp hoàn toàn.
Những rắc rối với vấn đề vận chuyển – Nếu bạn làm việc với nhiều nhà phân phối khác nhau thì các sản phẩm bạn bán sẽ do nhiều nhà cung cấp khác nhau phụ trách vận chuyển. Điều này dẫn tới sự phức tạp trong việc tính phí vận chuyển.
Ví dụ một khách hàng đặt đơn hàng gồm 3 món đồ, và mỗi món do một nhà cung cấp khác nhau đảm trách. Bạn sẽ phải chịu 3 lần phí vận chuyển khác nhau để chuyển được hàng tới tay khách hàng, trong khi rất khó để tính khoản phí này lên đầu khách hàng, vì họ sẽ nghĩ bạn tính phí vận chuyển quá cao. Và ngày cả khi bạn vượt qua vòng này, thì việc tính phí tự động cũng rất khó khăn.
Lỗi của nhà cung cấp – Với mô hình dropshipping, bạn sẽ phải chấp nhận thực tế rằng bạn không làm sai, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm.
Ngay cả những nhà cung cấp tốt nhất cũng sẽ mắc lỗi khi chuyển đơn hàng – và lúc đó bạn sẽ phải chịu trách nhiệm và xin lỗi. Những nhà cung cấp hạng xoàng, chất lượng thấp sẽ càng mắc phải nhiều lỗi như thiếu hàng, hỏng hóc trong quá trình vận chuyển hay đóng gói ẩu, dẫn đến ảnh hưởng tới danh tiếng của bạn.
Tóm cái lại cho dễ hiểu: là bạn sẽ là nhà bán lẻ nhưng không có cái gì trong kho hàng cả. Khi có khách đặt hàng thì bạn sẽ chuyển đơn hàng đó cho đại lý hay nhà sản xuất và họ sẽ chuyển hàng đó cho khách của bạn. Bạn chỉ ngồi rung đùi và thu tiền chênh lệch của sản phẩm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét